top of page

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ ĐÔI CHÂN CỦA BẠN

Tiểu đường là bệnh thường gặp trên thế giới với tần suất gia tăng đều đặn. Người bệnh tiểu đường dễ mắc các bệnh về chân do tổn thương dây thần kinh ở bàn chân, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng thậm chí là cụt chi.


Các triệu chứng bàn chân của bệnh tiểu đường có thể biểu hiện khác nhau, tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người bệnh và trong từng thời điểm cụ thể. Song những triệu chứng phổ biến nhất mà người bệnh thường gặp phải, dễ phát hiện và cảm nhận bao gồm:

  • Mất cảm giác ở bàn chân, hoặc bị tê chân, ngứa ran bàn chân

  • Xuất hiện các vết đỏ, vết nứt, vết phồng rộp, sần trên mua hoặc dưới bàn chân

  • Xuất hiện nhiều vết loét, vết thương có hoặc không có dịch tiết

  • Sự đổi màu da, nhiệt độ và độ ẩm bàn chân

  • Móng chân mọc ngược


Bệnh tiểu đường ở type 1 và 2 đều gây tổn thương mạch máu và dây thần kinh ngoại vi, dẫn đến nhiều vấn đề ở chân và bàn chân. Để đề phòng các biến chứng bàn chân do đái tháo đường, không gì tốt hơn là tuân thủ theo dõi và quản lý lượng đường huyết theo chỉ dẫn của Bác sĩ. Bên cạnh đó, việc chăm sóc theo dõi đôi chân hàng ngày cũng rất quan trọng để phát hiện sớm và kịp thời điều trị ngăn ngừa các biến chứng viêm loét có thể xảy ra. Nếu người bệnh chăm sóc chân đúng cách hoàn toàn có thể giúp ngăn ngừa được các vấn đề trên hoặc phát hiện sớm để điều trị trước khi chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng.



Chăm sóc cho đôi bàn chân là một phần quan trọng trong thói quen hàng ngày của bệnh nhân đái tháo đường để ngăn ngừa các biến chứng bàn chân đái tháo đường xảy ra. Dưới đây là 4 bước chăm sóc bàn chân đơn giản, có thể làm hàng ngày tại nhà mà người bệnh tiểu đường nên biết để có thể bảo vệ cho đôi chân của mình.


Bước 1: Ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến

Đường huyết cao không kiểm soát sẽ làm giảm tưới máu và tổn thương thần kinh bàn chân, khiến chân mất cảm giác, dễ bị thương và vết thương dễ nhiễm trùng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử và đoạn chi Hãy đo đường huyết thường xuyên, uống thuốc điều trị đái tháo đường theo kê toa của bác sĩ và duy trì tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày.


Bước 2: Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày

Sau một ngày dài hoạt động, hãy vệ sinh bàn chân mỗi ngày bằng cách rửa sạch và lau khô. Sau đó quan sát chân thật kỹ để phát hiện bất kỳ vết thương, vết nứt, đỏ da hay bất thường nào, kể cả giữa các ngón chân. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, hãy gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời.

Bước 3: Bảo vệ đôi chân của bạn khỏi bị thương

Bảo vệ bàn chân bằng cách lựa chọn giày dép vừa vặn và êm ái. Tuyệt đối không đi chân trần, đi tất dù là ở trong nhà hay ngoài đường.

Chú ý kiểm tra xem có dị vật trong giày dép không trước khi mang.


Bước 4: Chăm sóc da bàn chân bằng các sản phẩm dưỡng ẩm hàng ngày để làn da chân được khoẻ mạnh

Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày cho da bàn chân giúp da được căng ẩm, hạn chế hình thành các vết nứt - là điều kiện thuận lợi để tiến triển thành vết thương và nhiễm trùng. Hãy lựa chọn 𝙞𝙡𝙤𝙣® 𝙄𝙣𝙩𝙚𝙣𝙨𝙞𝙫𝙚 𝘽𝙖𝙡𝙢 và 𝙞𝙡𝙤𝙣® 𝘼𝙣𝙩𝙞 𝘾𝙖𝙡𝙡𝙪𝙨 𝘾𝙧𝙚𝙖𝙢 với thành phần Urea hỗ trợ dưỡng ẩm tối ưu và Micro Silver có hoạt tính kháng khuẩn giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ da, từ đó mang lại đôi bàn chân khoẻ và đẹp cho người bệnh đái tháo đường.

-----------

ilon® là nhãn hiệu độc quyền của Cesra – Đức và được công ty Getz Pharma đại diện tại Việt Nam. Các sản phẩm từ ilon® thực sự cung cấp cho làn da của bạn sự bảo vệ của thiên nhiên.

Hotline: (028) 38297778

117 Nguyễn Du, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

bottom of page